Rác thải sinh hoạt là gì?

Rác thải sinh hoạt là gì?

Rác thải sinh hoạt là gì? Chúng ảnh hưởng như thế nào đến đời sống và môi trường xung quanh? Có khá nhiều người không hiểu rõ và phân biệt được rác thải sinh hoạt là như thế nào và chúng có tác hại gì khi thải ra môi trường. Để giải quyết được vấn đề này, công ty thu mua phế liệu Hoàng Ngọc Diệp sẽ giúp bạn hiểu hơn về rác thải sinh hoạt trong bài viết dưới đây, bạn hãy cùng theo dõi nhé.

Rác thải sinh hoạt là gì?

Rác thải sinh hoạt là là các chất không còn khả năng sử dụng trong đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người, động vật. Rác thải sinh hoạt do con người thải ra phát sinh từ các khu xử lý chất thải, hộ gia đình, sinh hoạt công cộng, bệnh viện… Chúng có thể là bao bì, nilon, trái cây hỏng, phần thừa rau củ quả, thức ăn thừa… Rác thải sinh hoạt tập trung lại và được vận chuyển đến nơi xử lý trước khi đưa ra môi trường hoặc tái chế. Nếu không được xử lý đúng cách, chất thải sinh hoạt sẽ gây ô nhiễm môi trường.

Rác thải sinh hoạt là gì?
Rác thải sinh hoạt là gì?

Rác thải sinh hoạt chiếm một phần lớn trong các loại rác thải ra môi trường và chúng còn phụ thuộc vào số lượng dân số, trình độ khoa học công nghệ, mức độ phát triển của đất nước, quốc gia. Việt Nam là một trong số những quốc gia đông dân nhất khu vực Đông Nam Á với 93 triệu người. Vấn đề xử lý rác thải ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn do chưa được đầu tư đúng mức và xử lý đúng cách nên tình trạng ô nhiễm môi trường ngày một trầm trọng hơn. Vấn nạn chặt rừng lấy đất làm nơi sinh hoạt và xử lý rác thải ngày một nhiều khiến ô nhiễm đất, nước và không khí ở Việt Nam đạt tới ngưỡng đỏ đáng báo động, đặc biệt là tại các thành phố lớn. 

Vấn đề xử lý rác thải ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn do chưa được đầu tư đúng mức và xử lý đúng cách
Vấn đề xử lý rác thải ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn do chưa được đầu tư đúng mức và xử lý đúng cách

Tác hại của rác thải sinh hoạt

Ô nhiễm môi trường nước 

Chất thải sinh hoạt khi không được xử lý kỹ lưỡng đã vội xả thải ra môi trường nước gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái sông ngòi và biển. Các sinh vật trong nước chết dần, ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là những quốc gia có hệ thống sông ngòi, kênh rạch và giáp biển như Việt Nam. Việc xả thải chất thải sinh hoạt, dầu độc hại trên thượng nguồn sông Đà dẫn đến ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước sinh hoạt tại Hà Nội. Theo chẩn đoán, nếu ai sử dụng nước nhiễm độc này có khả năng gây ung thư gấp 9 lần bình thường. Không chỉ vậy, khi thải rác sinh hoạt ra ngoài hệ thống kênh rạch còn khiến thủy hải sản, tôm cá chết hàng loạt.

Ô nhiễm không khí 

Chất thải sinh hoạt không chỉ ảnh hưởng tới môi trường nước mà còn khiến không khí bị ảnh hưởng nặng nề. Việc đốt rác thải không đúng cách khiến hàm lượng khí CO2, S ra môi trường khiến không khí bị ô nhiễm. Khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là nơi tập kết rác hoặc nơi tập trung nhiều khu dân cư.

Rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm không khí 
Rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm không khí

Ô nhiễm môi trường đất 

Bao nilon, hộp xốp, chai lọ thủy tinh… là những vật dụng rất phổ biến để đựng vật dụng hàng ngày của người dân. Tuy nhiên khi xả thải ra môi trường và được chôn xuống lòng đất không có khả năng tự phân hủy được. Bao nilon phải mất 500 năm mới phân hủy trong khi hộp xốp mất 400 năm. Chưa kể tới các rác thải sinh hoạt này còn chứa nhiều chất độc hại tiêu diệt các sinh vật trong lòng đất như giun, động vật không xương sống, ếch, nhái, vi sinh vật…. Từ đó môi trường đất trở nên nghèo dinh dưỡng, giảm đa dạng sinh học.

Ảnh hưởng đến cảnh quan 

Việc xả thải bừa bãi ảnh hưởng tới môi trường sống xung quanh và làm mất tính thẩm mỹ cảnh quan khu dân cư. Do đó, bạn nên tuân thủ đúng việc bỏ rác đúng nơi, không tự tiện vứt rác lung tung và đặc biệt là nên phân loại rác kỹ lưỡng, cho ra túi riêng, cột kỹ trước khi đưa đi vứt.

Rác thải sinh hoạt làm mất mỹ quan sống
Rác thải sinh hoạt làm mất mỹ quan sống

Tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển

Những người thường xuyên tiếp xúc với rác thải hoặc sống trong môi trường gần bãi rác có mùi hôi thối dễ dàng mắc bệnh rất cao. Vi khuẩn thương hàn tồn tại trong các bãi rác lên tới 15 ngày, trong khi đó vi khuẩn lỵ sống tới 40 ngày, giun các loại là 300 ngày. Chỉ cần có vật chủ trung gian như chuột, muỗi, ruồi… cũng dễ dàng mọi người mắc bệnh.

Phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt 

Thiêu đốt 

Việc thiêu đốt và chôn lấp rác thải sinh hoạt đã và đang được áp dụng nhiều. Khi rác thải được thiêu trong nhiệt độ từ 1.000 – 11.000 độ C sẽ phân hủy hoàn toàn thành tro, xỉ rồi tiến hành chôn lấp xuống dưới đất. Tuy nhiên vì chi phí thiêu đốt rất cao nên việc đầu tư vận hành các nhà máy chưa được đầu tư nhiều.

Tái chế 

Với những loại rác thải có khả năng tái chế thì sẽ được tận dụng để tái chế. Rác được phân loại rồi cho vào nhà máy tái chế như bao tải, vỏ lon, giấy, bìa carton..

Rác thải sinh hoạt có thể tái chế được
Rác thải sinh hoạt có thể tái chế được

Xử lý vi sinh 

Đây là phương pháp hiện đại được các nước phát triển sử dụng bởi tính hiệu quả cao, an toàn. Người dân có thể sử dụng ngay trong gia đình để khử mùi, tăng cường độ phân hủy của các rác thải sinh hoạt. Vi sinh Microbe-lift OC-IND sẽ được tưới lên rác thải và chờ cho chúng tự phân hủy mà không gây độc hại cho môi trường sống cũng như sức khỏe con người.

Với những thông tin mà chúng mình chia sẻ ở trên, chắc hẳn các bạn đã hiểu hơn về rác thải sinh hoạt cũng như tác hại khi không xử lý rác đúng cách phải không. Hãy xử lý rác thải trước khi đưa ra môi trường các bạn nhé.

Chúng tôi cam kết :
0988.922.622
Chat Zalo
Nhận báo giá